TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CÁC MÓN “QUÊ”


 Lựa chọn các món đặc sản của quê hương để khởi nghiệp kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tìm cho mình cơ hội phát triển và thực hiện mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm ngon, sạch, có lợi cho sức khỏe.

THỊ TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN HIỆN NAY

Các món ăn đặc sản vùng miền ngày càng lên ngôi, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, số lượng các cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền “mọc lên” ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

Có rất nhiều khách hàng sành ăn tại các thành phố lớn muốn thưởng thức hương vị vùng miền ngay tại nhà mà không cần phải đi du lịch.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương được nhiều người quan tâm, chú ý.

Do đó, việc kinh doanh đặc sản địa phương là một ý tưởng tuyệt vời cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp với số vốn ít, lợi nhuận cao và góp phần quảng bá đặc sản cũng như làm giàu cho quê hương.

Với nông nghiệp và các ngành thực phẩm truyền thống, Việt Nam có nhiều thế mạnh khác biệt, có thể phát triển bền vững và bước ra thế giới.

Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày nay đề cao tính địa phương, nguồn gốc sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, tính thủ công, tính dân dã và mong muốn được nhìn tận mắt, nghe tận tai về những lợi ích thật đằng sau từng sản phẩm.

Vì vậy, các doanh nghiệp thường bắt đầu rất nhỏ, từ cộng đồng và vùng miền sẵn có của mình để nghiên cứu, phát triển và xây dựng thị trường.

Nhu cầu người dùng đối với các đặc sản địa phương tương đối cao.

Công nghệ cũng góp phần tạo ra những thay đổi lớn cho thế giới. Nhờ công nghệ, hành trình kết nối, cung ứng giữa Nhà sản xuất và Nhà bán lẻ tới tay người tiêu dùng càng ngắn lại.

Sản phẩm nông - đặc sản giờ đã có thể tới tay người tiêu dùng nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ các app đặt hàng, các nền tảng kết nối, mua bán.

Điển hình kể đến là nền tảng Muatructiep.vn - sàn giao dịch giữa NSX và Siêu thị bán lẻ, giúp tối ưu hóa các loại chi phí cho 2 bên doanh nghiệp, là nơi mua bán trực tiếp và vận chuyển các sản phẩm nông đặc sản số lượng lớn.

MUÔN MÀU KINH DOANH ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN: LÀM GIÀU TỪ HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG

Trong thời gian gần đây, kinh doanh đặc sản vùng miền đang là mô hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. 

Các loại đặc sản vùng miền mang đậm hương vị truyền thống, tươi ngon nhưng vẫn đậm chất riêng đặc biệt thu hút với những người dân xa quê hay các khu đô thị lớn.

Sông Hương Foods: “Phất” nhờ cà pháo

Năm 2018, Sông Hương Foods ngày càng lớn mạnh, ông Tuấn buộc phải về tiếp quản Công ty theo nguyện vọng của người thân đang định cư ở nước ngoài.

Sau 5 năm tiếp quản công ty thực phẩm của gia đình, CEO Nguyễn Lê Quốc Tuấn đã đưa doanh số cà pháo từ mức 5 - 6 tỷ đồng/năm lên 30 tỷ đồng năm 2021.

Đại dịch COVID-19 là thách thức rất lớn cho cả ông Tuấn và Sông Hương. Trong khi nhiều công ty phải ngừng hoạt động, Sông Hương đã phải nỗ lực tăng năng suất và duy trì hoạt động bằng mọi giá.

Doanh thu vượt trội của cà pháo.

Song song với phát triển cà pháo truyền thống, tâm nguyện lớn nhất của ông Tuấn là phát triển mắm thực vật từ cà pháo.

Vẫn là loại mắm lên men nhưng không có mùi hôi như các loại mắm thông thường.

Giống như Hàn Quốc với món kim chi nổi tiếng, ông Tuấn ước mơ một ngày nào đó sẽ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới.

Năm 2019, sản phẩm mắm của Sông Hương đã được xuất sang Nhật.

Trường Foods với "thịt chua Phú Thọ" gọi vốn thành công tại Shark Tank Việt Nam

Nữ doanh nhân người Mường Nguyễn Thị Thu Hoa là nhà sáng lập startup Trường Foods chuyên sản xuất và phân phối thịt chua - đặc sản của mảnh đất Phú Thọ.

Khởi nghiệp năm 18 tuổi, chị đã tìm tòi học hỏi và tạo ra được công thức sản xuất thịt chua hàng loạt nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng.

Chị Hoa chia sẻ thêm, lúc được mẹ bàn giao là theo kiểu truyền thống, thịt ngon nhất chỉ để được 10-15 ngày.

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa tại Shark Tank mùa 5 (Ảnh: Shark Tank).

Còn hiện tại thịt của startup chị bảo quản được 2 tháng mà không hề sử dụng phụ gia hay chất bảo quản.

Bên cạnh đó chị tập trung phát triển kênh phân phối và đến hiện tại thì đã có gần 5.000 điểm bán, chiếm 40% thị phần thịt chua tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty từ năm 2015 đến năm 2022 trung bình là 30% trên 1 năm.

Đến năm 2021 doanh thu của công ty đã đạt 52 tỷ/năm, đến năm 2025 doanh thu sẽ đạt 420 tỷ và trở thành thịt chua số 1 tại Việt Nam.

Sản phẩm đặc biệt cùng chất lượng đã tạo nên một thương hiệu uy tín cho Trường Foods (Ảnh: Trường Foods).

Hành trình tìm về 'hương vị cố bản' của MEDIFOOD.IO

Vương vấn hoài niệm, nhiều người đã bắt tay vào hành trình khởi nghiệp kinh doanh sản vật mang bản sắc địa phương, làm sống lại những thức quà thời thơ bé.

Lựa chọn khởi nghiệp với một sản phẩm ăn vặt như cốm gạo thủ công, MEDIFOOD.IO phải vượt qua thử thách của một thị trường đồ ăn vặt đa dạng chủng loại, với thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi.

MEDIFOOD.IO đã cải tiến cách làm để giữ cốm gạo giòn lâu hơn và nâng cấp hương vị cốm gạo theo xu hướng thức ăn vặt ít ngọt, đáp ứng khẩu vị ngày một khắt khe của người tiêu dùng.

Cốm gạo thủ công của MEDIFOOD.IO.

Hành trình này sẽ không dễ dàng, nhưng thương hiệu vẫn không ngừng nỗ lực để lưu giữ, tôn vinh và trân trọng những ký ức tuổi thơ.

Trong từng sản phẩm, thương hiệu gửi gắm thông điệp lưu giữ quá khứ và văn hóa truyền thống tốt đẹp tới lớp thế hệ con cháu, trẻ em cả ở thành thị và nông thôn.

Không chỉ mong muốn đem những sản phẩm ngon, sạch và tốt cho sức khỏe tới khách hàng, doanh nghiệp còn ấp ủ đưa món đặc sản quê hương đến bạn bè quốc tế trong 5-7 năm nữa.

Lời kết

Thị trường kinh doanh đặc sản vùng miền đang dần nở rộ và mang lại nhiều hệ quả tích cực nhất định.

Đây sẽ là một lựa chọn của các cá nhân, tổ chức muốn lan tỏa giá trị văn hóa vùng miền cũng như chọn một mặt hàng chủ chốt cho khởi nghiệp.


Bạn có thể thích những bài đăng này:

Không có nhận xét nào: