Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh kinh tế hồi phục hiện nay, doanh nghiệp bán lẻ cần nâng cao trải nghiệm số cho người tiêu dùng. Bởi lẽ, hành trình khách hàng ngày nay đã thay đổi hoàn toàn khi chủ yếu tiếp xúc, giao tiếp qua những thiết bị thông minh.
Trong bối cánh đại dịch COVID qua đi, cuộc sống sinh hoạt bình thường trở lại, kênh bán hàng truyền thống đang chứng kiến sự tăng trưởng về tổng giá trị doanh thu trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Mỹ (doanh thu so với cùng kỳ năm trước tăng tới 28,3%). Tuy nhiên, doanh thu so với cùng kỳ năm trước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc chỉ tăng 3,5%.
BỨC TRANH VỀ KÊNH MUA HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
Hai năm gần đây, đại dịch Covid-19 hạn chế khả năng di chuyển của người tiêu dùng, nhất là trong những đợt giãn cách xã hội liên tiếp. Tuy nhiên, điều này lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kênh thương mại điện tử.
Năm ngoái, xu hướng sử dụng kênh thương mại điện tử gia tăng mạnh khiến giá trị kênh tăng 30% trên toàn thế giới, riêng khu vực kinh tế châu Âu tăng 75%. Khi các lệnh giãn cách được xóa bỏ, sức tăng trưởng của kênh thương mại điện tử chậm lại, giá trị doanh thu trên toàn thế giới chỉ tăng 9,3% so với năm trước. Tuy nhiên, kênh thương mại điện tử vẫn chứng tỏ được tiềm năng to lớn khi tại khu vực châu Âu đạt mức tăng trưởng 70% - hiệu suất kênh cao nhất trên toàn thế giới.
Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, Công ty Nghiên cứu thị trường NielsenIQ Việt Nam
Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc, tăng trưởng kênh thương mại điện tử năm 2021 là 15% và hiện đang là kênh bán hàng lớn thứ hai trên toàn châu lục.
Tại Việt Nam, kênh truyền thống vẫn là kênh bán lẻ chính và chiếm tới hơn 80% thị phần sản lượng doanh thu, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng trưởng của khu vực và thế giới, giá trị doanh thu của kênh truyền thống tại Việt Nam giảm mạnh (giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước)
Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đặc biệt ở các kênh Modern Trade, đặc biệt là Convenience Store. Từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, chuỗi kênh Modern Trade đã đạt tỷ lệ mở rộng 19%, với sự tăng trưởng vượt bậc của H&B và drugstore (64%).
Giữa sự phát triển dần dần khép lại của kênh truyền thống và với sự tăng trưởng của kênh hiện đại, thương mại điện tử đang trở thành một trong những kênh mua sắm phổ biến trong thời gian tới.
Là một trong những nước Đông Nam Á với nền kinh tế số phát triển nhanh nhất (36%), Việt Nam có tiềm năng phát triển thương mại điện tử vượt bậc.
Theo Sách Trắng về thương mại điện tử 2022 do Bộ Công Thương xuất bản, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 25%, đạt mức 39 tỷ USD năm 2021, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét