4 XU HƯỚNG SẼ ĐỊNH HÌNH NGÀNH BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2023


Sau sự gián đoạn do đại dịch gây ra vào năm 2020 và 2021, ngành bán lẻ đã đặt hy vọng vào năm 2022 là sự trở lại của một thứ gì đó gần như bình thường.

Nhưng với môi trường địa chính trị không ổn định và chi phí sinh hoạt tăng mạnh, những thách thức mới đã nảy sinh bên cạnh những thách thức do đại dịch gây ra.

Trong bối cảnh đó, có thể tồn tại và phát triển trong năm 2023, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ cần chú ý nhiều hơn tới các xu hướng chính, được dự báo sẽ định hình cách thức mua sắm, lựa chọn của người tiêu dùng.

NGƯỜI TIÊU DÙNG GIẢM CHI TIÊU

Tình trạng lạm phát cao được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2023, khiến áp lực ngày càng đè nặng lên người tiêu dùng toàn cầu. Niềm tin của phần lớn người tiêu dùng đã liên tục sụt giảm trong thời gian qua khí giá cả tăng cao ảnh hưởng đến mọi loại sản phẩm, từ nhu yếu phẩm hàng ngày cho tới nhiên liệu.

Người tiêu dùng vào năm 2023 ý thức hơn bao giờ hết về chi tiêu của họ và các nhà bán lẻ phải học cách giải quyết những mối quan tâm này

Trong năm 2023, các hãng bán lẻ sẽ cần phải tìm ra sự cân bằng giữa việc tiếp tục bán những sản phẩm mà khách hàng muốn và khách hàng cần, đồng thời xác định rõ ràng rằng, mức chi tiêu của người dân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình kinh tế hiện tại.

Để đạt được sự cân bằng này, các nhà bán lẻ sẽ tiến hành một số chiến thuật khác nhau, từ quản lý kho hàng và phạm vi hoạt động tốt hơn, cho đến giao tiếp với khách hàng theo những cách thức mang tính cá nhân hóa cao hơn.

"Một cách để các hãng bán lẻ có thể cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và làm hài lòng những người tiêu dùng đang ngày càng chú trọng đến vấn đề chi phí, là phải đơn giản hóa danh mục sản phẩm", Davide Camisa của hãng tư vấn Boston Consulting Group gợi ý.

Ông cũng cảnh báo, các nhà bán lẻ không nên phụ thuộc quá mức vào những đòn bẩy thông thường như cắt giảm chi phí nhân sự, hay yêu cầu nhà cung cấp giảm giá để duy trì lợi nhuận.

Ông Camisa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp một cách hiệu quả với khách hàng về các sản phẩm mà họ quan tâm nhiều nhất tại một thời điểm cụ thể. Ông đề xuất các doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để truyền tải "những thông điệp phù hợp và được cá nhân hóa hơn, mang lại những giá trị và sự lựa chọn trong các nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng quan tâm".

XU HƯỚNG BÁN SẢN PHẨM ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Thị trường bán lại hàng may mặc toàn cầu ước tính tăng trưởng 30,1% lên 182,4 tỷ USD vào năm 2022 theo dữ liệu và công ty phân tích GlobalData. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này sẽ tiếp tục, với dự báo tăng trưởng 85,5% từ năm 2022 đến năm 2026, tăng chi tiêu bán lại hàng may mặc toàn cầu lên 338,4 tỷ USD.

Đồ cũ và bán lại trở thành một phần chủ đạo và lâu đời hơn của ngành bán lẻ

Với số lượng ngày càng tăng của các nền tảng cung cấp hàng hóa đã qua sử dụng và các công nghệ giúp các thương hiệu triển khai hoạt động bán lại dễ dàng hơn trên trang web của riêng họ, đây là một phần của ngành bán lẻ dự kiến sẽ phát triển mạnh vào năm 2023.

Bán sản phẩm đã qua sử dụng đánh dấu xu hướng mới. Mua sắm đồ cũ không chỉ là một lựa chọn thân thiện với môi trường mà còn có giá thấp hơn.

Nghiên cứu của eBay – công ty cứ sau mỗi giây lại bán được một mặt hàng thời trang đã qua sử dụng trong năm 2022 cho thấy, những động cơ quan trọng nhất khiến những người tiêu dùng trưởng thành tại Vương quốc Anh quyết định mua đồ cũ là "để có được một thỏa thuận tốt hơn hoặc tìm kiếm một món hời" (32%); để "cắt giảm chi tiêu" và "ứng phó với sự gia tăng chi phí sinh hoạt" (31%); cuối cùng là động lực để trở nên "bền vững hơn" (26%).

Sự tăng trưởng của lĩnh vực này càng được thúc đẩy hơn nữa bởi những thay đổi trong quan niệm về việc mua đồ cũ, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Theo Forbes, thế hệ Z – những người sinh ra trong giai đoạn từ 1997-2012, hiện được coi là những người có nhiều khả năng mua hoặc bán quần áo cũ nhất.

Trong năm 2023, các nhà bán lẻ nên xem xét cách thức để kết hợp các sản phẩm đã qua sử dụng vào danh mục hàng hóa của mình mà không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mới hoặc gây ra nguy cơ thua lỗ. 

Nếu chưa có mảng kinh doanh này, các doanh nghiệp nên cân nhắc coi đây là một phần quan trọng của mô hình hoạt động. Trong bối cảnh tính bền vững đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhu cầu đối với các mặt hàng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế sẽ ngày càng gia tăng.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN

Thương mại điện tử đã thành công vào thời kì đại dịch, vào năm 2021, người ta ước tính rằng doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng tốc khoảng 3 năm so với quỹ đạo trước đại dịch.

Vào năm 2022, nhiều thị trường đã có sự chuyển dịch rõ rệt khỏi thương mại điện tử. Tại Vương quốc Anh, doanh số bán hàng trực tuyến trên tổng doanh số bán lẻ đã có 10 tháng sụt giảm liên tiếp khi người tiêu dùng có xu hướng quay trở lại các cửa hàng, trung tâm thương mại.

Thương mại điện tử bùng nổ trong đại dịch đã phải xác định lại chính nó trong năm nay

Với chi phí quảng cáo ngày càng tăng, kéo theo đó là giá bán sản phẩm đắt đỏ hơn, ngày càng nhiều thương hiệu bán lẻ nhận thấy rằng mảng kinh doanh thương mại điện tử đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức, ít nhất là trong năm 2022. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngại về triển vọng của thương mại điện tử.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Camisa, đây chỉ đơn giản là một cuộc tái cân bằng sau đại dịch và rõ ràng là không có dấu hiệu nào cho thấy thương mại điện tử đang trong giai đoạn thoái trào. Casmina nói rằng: "Khi các điểm bán lẻ mở cửa trở lại, dự kiến một số khoản chi tiêu cho thương mại điện tử sẽ được chuyển sang mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên, nhìn chung, mua sắm trực tuyến vẫn là một hành vi cố định. Do vậy, những thói quen mới vừa hình thành vẫn sẽ được duy trì với khối lượng đáng kể trong những năm tới".

"Các nguyên tắc cơ bản hỗ trợ nhu cầu đối với thương mại điện tử vẫn còn đó. Hình thức mua sắm này thuận tiện hơn, cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn, với mức độ dịch vụ ngày càng tăng, nhiều nhóm sản phẩm có mức giá rẻ hơn, và nhân khẩu học của khách hàng ngày càng hòa hợp với mua sắm trực tuyến. Vì vậy, tôi tin tưởng chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến sự tăng trưởng trong dài hạn của lĩnh vực này".

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT

Sự suy giảm của thương mại điện tử trong năm 2022 cũng cho thấy, mô hình hoạt động theo kiểu chỉ liệt kê sản phẩm trên các trang mạng trực tuyến và kỳ vọng rằng sẽ sớm bán được hàng, đang ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn. 

"Thương mại điện tử truyền thống dựa trên các thông điệp tĩnh và buộc người mua phải tự mình tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các sản phẩm phù hợp với mình", ông Andrew Chen, Giám đốc sản phẩm của nền tảng thương mại trực tuyến CommentSold nhận định.

Để các nhà bán lẻ phát triển, trọng tâm phải là phát triển lòng trung thành thay vì chỉ mua lại

Trong khi đó, người tiêu dùng đang ngày càng quen thuộc và thích thú hơn với những hình thức kết hợp sáng tạo giữa giải trí và thương mại, như bán hàng thông qua phát trực tiếp (livestream), mạng xã hội… Ông Chen lập luận rằng "những cơ hội mà các hình thức bán hàng mới này mang lại trong việc phát triển, nuôi dưỡng và thúc đẩy một cộng đồng khách hàng thân thiết có khả năng làm gia tăng đáng kể khả năng giữ chân người tiêu dùng và tăng doanh thu cho các hãng bán lẻ".

Theo ông Chen, nhờ việc phát triển được một cộng đồng khách hàng thân thiết, "nhiều cửa hàng đã ghi nhận người tiêu dùng quay trở lại mua đồ tới 5 lần một tháng, trong khi các thương hiệu thương mại điện tử trung bình chỉ có thể thấy khách hàng quay lại trang web để mua sản phẩm 3 hoặc 4 lần một năm".

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng tỏ ra thận trọng hơn trong việc mua sắm, chuyên gia Camisa cho rằng "việc giữ chân khách hàng nên được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2023". 

Việc xây dựng một cộng đồng khách hàng thân thiết, bao gồm những người có niềm yêu thích lớn với thương hiệu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

Do vậy, các hãng bán lẻ cần phải xem xét kỹ lưỡng về việc dịch vụ thương mại điện tử của họ liệu có đang tận dụng tối đa các cách thức mới để bán hàng và xây dựng những cộng đồng khách hàng thân thiết và trung thành hơn hay không.

CON ĐƯỜNG GẬP GHỀNH PHÍA TRƯỚC

Từ góc độ bán hàng, điều quan trọng là các nhà bán lẻ hiểu rằng khách hàng của họ muốn giá trị đồng tiền (có thể không phải lúc nào cũng mua mặt hàng rẻ nhất), để mua sắm theo cách tương tác nhiều hơn và trải nghiệm cộng đồng giúp họ cảm thấy là một phần của điều gì đó lớn hơn.

Mặc dù tổng chi tiêu tùy ý giảm, nhưng điều quan trọng cần nhớ là khách hàng vẫn đang mua. Trách nhiệm, như luôn luôn đúng trong ngành bán lẻ, là các nhà bán lẻ hiển thị những gì họ muốn xem, khi họ muốn xem.


*Nguồn: Tổng hợp

Bạn có thể thích những bài đăng này:

Không có nhận xét nào: