Để bán hàng tốt, doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ
Sau khi thực hiện nghiên cứu tìm hiểu tâm lý người mua hàng và xu hướng bán hàng trên thế giới, Zebra Technologies khuyên các nhà bán lẻ Việt Nam nên bán hàng đa kênh, đầu tư cho công nghệ, cần quản lý hàng tồn kho… để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ông George Pepes, Trưởng bộ phận Giải pháp ngành dọc, lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe và Bán lẻ, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương cho hay, trong nghiên cứu thường niên về mua sắm vừa được công ty này hoàn thiện vào tháng 7, một trong những yếu tố ảnh hưởng làm giảm trải nghiệm mua sắm của khách hàng đó là tình trạng hết hàng.
Ông George chia sẻ “Các nhà bán lẻ cần phải quản lý hàng tồn kho vì khảo sát của Zebra Technologies cho thấy có 76% khách hàng rời cửa hàng do không còn hàng, hơn 49% rất thất vọng khi mà mặt hàng họ mong muốn bị hết hàng…”
“Do đó để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng thì doanh nghiệp bán lẻ cần giải quyết vấn đề hết hàng. Các nhà bán lẻ cần hiểu rằng việc quản lý hàng tồn kho là yếu tố căn bản để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng chỉ hài lòng khi mua được mặt hàng mong muốn nhanh chóng. Như vậy doanh nghiệp bán lẻ cần ứng dụng công nghệ để đảm bảo có được những thông tin theo thời gian thực về hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung ứng”.
Ông George nhấn mạnh thêm, để đảm bảo sự hài lòng, cần có nhân viên của cửa hàng đứng cạnh khách hàng. Nhân viên đó cần có công nghệ, các thiết bị thông minh hỗ trợ để có thông tin mặt hàng nào tồn kho, mặt hàng nào bị hết để mà tư vấn cho khách. Để các nhân viên hoàn thành công việc của mình tốt thì họ cần có thông tin.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cần trang bị hỗ trợ đa kênh (OmniChannel). Bởi khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ kênh nào trong mạng lưới của các nhà bán lẻ, cả trực tiếp và mua qua mạng. Các nhà bán lẻ cần có đầy đủ thông tin hàng tồn kho, qua đó cung cấp mặt hàng đó ở mọi lúc mọi nơi trên bất kỳ kênh nào cần thiết.
Các nhà bán lẻ tăng lượng thực phẩm tươi sống gấp đôi phục vụ Tết
Thông tin từ nhà bán lẻ Saigon Co.op cho biết, đơn vị này sẽ tăng lượng thực phẩm tươi sống gấp đôi lượng thông thường để hệ thống bán lẻ Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.opSmile… phục vụ tốt mùa mua sắm cao điểm Tết.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường, phần lớn ngân sách hàng Tết năm nay được Saigon Co.op ưu tiên đầu tư cho trữ lượng 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản,…. Còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết.
Bên cạnh đó, Saigon Co.op sẽ tăng cường nhóm hàng thực phẩm tươi sống, các món chế biến sẵn để gia tăng tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng. Theo đó, Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, … sẽ luân phiên giảm giá mạnh cho hàng nghìn sản phẩm theo thứ tự ưu tiên gồm sản phẩm vệ sinh và trang trí nhà cửa; Sản phẩm chăm sóc cá nhân, hàng thời trang; Giỏ quà tết, các loại thực phẩm ngâm, mứt và gia vị; Cận Tết là lạp xưởng, trái cây, thịt kho hột vịt, bánh chưng, mâm cỗ Tết, ….
Đối với nhóm bánh kẹo, quà tết, hệ thống siêu thị Saigon Co.op áp dụng chính sách khuyến mãi, chiết khấu đến 15% cho khoảng 3 triệu giỏ quà Tết, được gói theo yêu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
Ngành bán lẻ khởi sắc
Hơn 671.000 tỷ đồng, tăng 136,5% so với năm 2021, là doanh thu bán lẻ hàng hóa TPHCM đạt được trong năm 2022. Đây là con số ấn tượng, ghi nhận sự nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp (DN) thành phố thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, phục hồi phát triển sản xuất.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, kết quả trên đạt được là do yếu tố khách quan trong nước, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, các hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục. Nhiều chương trình kết nối cung cầu, giao thương được tổ chức, hoạt động thương mại dịch vụ từng bước khôi phục, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân ổn định. Đặc biệt, các điểm bán lẻ, hệ thống phân phối, nhà hàng, khách sạn, hàng quán kinh doanh ăn uống… mở cửa trở lại toàn hệ thống.
Ở góc độ khác, đại diện Hội Doanh nghiệp thực phẩm TPHCM cho rằng, ngành bán lẻ trong nước “bật sức tăng” là do DN Việt đã tìm và nắm bắt tốt tín hiệu tiêu dùng trên thị trường. Các DN trong nước đã tái đầu tư bao bì sản phẩm bắt mắt hơn, tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, nhất là những sản phẩm chế biến đóng gói sẵn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tiện lợi đang được người tiêu dùng ưa chuộng
Nhìn nhận về sức mua của thị trường trong thời gian tới, nhiều DN cho rằng, doanh thu bán lẻ sẽ tăng mạnh bởi người dân tập trung mua sắm dịp Tết Nguyên đán, tập trung vào những nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm chế biến, gạo, bánh mứt các loại, dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo…
Hiện tượng bán lẻ nổi bật nhất năm 2022
“Shrinkflation” nghĩa là lạm phát giảm kích thước. Thời lạm phát, thay vì tăng giá thì công ty đi giảm kích thước sản phẩm để giữ nguyên giá.
Nhiều người cho rằng “shrinkflation” là phiên bản nâng cấp của cụm từ giảm kích thước (downsizing). Ông Edward Dworsky, một luật sư và nhà hoạt động vì người tiêu dùng, từng viết về “giảm kích thước - giữ giá bán” trong nhiều thập niên qua, tuy nhiên chỉ đến năm 2021 ông mới sử dụng thuật ngữ “shrinkflation”. Sự thay đổi này đến từ việc bản thân từ “shrinkflation” thu hút được sự chú ý của truyền thông.
Trong năm 2022, không có gì ngạc nhiên khi “shrinkflation” trở thành xu hướng. Hàng loạt thương hiệu thi nhau giảm kích thước sản phẩm, từ Gatorade cho đến Charmin hay Pizza 4Ps. Nếu trong thời kỳ trước, quá trình lạm phát kích thước diễn ra “âm thầm” và thương hiệu nghĩ rằng người tiêu dùng không chú ý, thì bây giờ người tiêu dùng đang chú ý và có những động thái rõ rệt.
Một điều đáng lo ngại cho các thương hiệu là theo một báo cáo hồi tháng 8 của công ty nghiên cứu thị trường Morning Consult, thì gần một nửa (48%) người được hỏi nói rằng sẽ chọn thương hiệu khác nếu phát hiện thương hiệu đang sử dụng biện pháp giữ giá bán và giảm kích thước.
Nguồn: Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét