Gạo Việt Nam dần chinh phục các hệ thống bán lẻ lớn tại Pháp
Những sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu “Cơm Việt Nam” đã lần đầu tiên được giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng Pháp từ ngày 2/9 trên những kệ hàng tại một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Pháp là E.Leclerc.
Sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn của sản phẩm gạo Việt Nam trong việc xâm nhập vào các hệ thống bán lẻ lớn nhất tại thị trường Pháp và châu Âu bởi khác với các lần trước, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp đưa được hàng vào hệ thống bán lẻ lớn tại Pháp, thông qua sự trợ giúp và kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, chứ không phải bán các sản phẩm thông qua các nhà nhập khẩu tại địa bàn.
Với gần 600 đại siêu thị và hàng trăm các siêu thị nhỏ trên toàn lãnh thổ Pháp, Leclerc là một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Pháp và châu Âu, vì thế, việc các sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam được các công ty trong nước mang trực tiếp lên các quầy hàng của các hệ thống bán lẻ này là một bước tiến lớn, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của khuôn khổ hợp tác 3 bên giữa Thương vụ Việt Nam tại Pháp, nhà nhập khẩu và nhà phân phối bán lẻ.
Trải nghiệm bán lẻ thực tế ảo
Bạn đang bước vào một cửa hàng làm đẹp sang trọng, và thêm một nút bấm nữa, bạn “bay” ngay đến gian hàng mình thích. Đó là một trải nghiệm đi mua sắm thực tế ảo tăng cường trên các trang thương mại điện tử. ByondXR, một công ty công nghệ bán lẻ được thành lập vào năm 2016, gần như đang làm được điều đó, khi thiết kế trải nghiệm 3D trực tuyến cho Shiseido, L’Oréal, Armani và gần đây là YSL Beauty.
Dự án mới nhất của họ là cửa hàng ảo tại Úc hợp tác với YSL Beauty. Cửa hàng bao gồm phần thưởng dành cho khách hàng thân thiết, một tính năng tương tác cho phép người dùng thiết kế màu son, hình đại diện ảo và trò chơi của riêng họ. Tất cả các tính năng đều được hỗ trợ trên iOS và Android, trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn.
Gần đây, ByondXR đang nỗ lực cải tiến nền tảng của mình để tập trung vào “các phân khúc cụ thể” từ thời trang và làm đẹp đến hàng tiêu dùng. Nhưng mục tiêu cuối cùng, theo Levavi, vẫn không đổi: giúp các thương hiệu tạo ra hành trình của người dùng một cách độc đáo.
Sự "bành trướng" của các tay chơi mới Masan, MWG khi doanh nghiệp ngoại thu hẹp ảnh hưởng
Có thể thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong 5 thị trường bán lẻ tiềm năng nhất Châu Á và toàn cầu, tốc độ đô thị hóa còn thấp nhưng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Tăng trưởng của MWG có thể bắt kịp mức trước dịch khi tái cấu trúc thành công
Ghi nhận thông tin mới cập nhật trên website, Bách Hóa Xanh hiện có 1.741 cửa hàng trên cả nước, giảm gần 400 cửa hàng so với thời điểm tháng 4/2022.
Có thể thấy, động thái đóng cửa số lượng lớn cửa hàng Bách Hóa Xanh nằm trong kế hoạch tái cấu trúc toàn diện năm 2022 của Công ty Cổ phần Thế giới di động. Chi tiết, trong quý 3, toàn bộ cửa hàng Bách Hóa Xanh hiện hữu sẽ hoạt động với cách bố trí mới. Đồng thời, MWG cũng cho biết sẽ tiến hành rà soát và xử lý triệt để các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, đồng thời cũng sẽ hoàn tất xử lý tồn kho phát sinh bởi hạ diện tích và số lượng đơn vị hàng tồn kho kinh doanh tại cửa hàng.
Trong năm 2022, Chứng khoán SSI dự báo doanh thu của Bách Hóa Xanh đạt mức 25.982 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. Và năm 2023 tăng 20% lên mức 31.280 tỷ đồng.
Chuỗi bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của Masan
Trong báo cáo tài chính quý 2/2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, trong 6 tháng đầu năm 2022, bán lẻ (Winmart/Winmart+) đã chiếm tỷ trọng cao nhất với doanh thu lên đến hơn 14.000 tỷ đồng, trong đó chuỗi 2.873 cửa hàng tiện lợi Winmart+ đã đem về 9.528 tỷ đồng, so với siêu thị lớn Winmart cao gấp đôi.
Cũng trong thời gian vừa qua, Masan đã không ngừng đưa vào thử nghiệm mới với mục đích gia tăng doanh số bình quân của cửa hàng. Ví dụ như việc Masan đặt ác kiosk Phúc Long trong các cửa hàng Winmart+ bán từ 15-20 sản phẩm tốt nhất của chuỗi cà phê Phúc Long. Hay các quầy thuốc Phano, Techcombank cũng đã được tích hợp bên trong. Theo Masan, thử nghiệm này sẽ đem thêm 20% doanh thu của các cửa hàng được thử nghiệm.
Hàng Việt xác lập vị thế trên kênh bán lẻ hiện đại
Thực tế để được vào các hệ thống Saigon Co.op, đặc biệt là vào hệ thống siêu thị Co.opmart, hàng hóa cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao và phải tạo được sự khác biệt để hấp dẫn người tiêu dùng.
Rất nhiều thương hiệu của các cơ sở nhỏ đã gầy dựng được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng từ các kệ hàng của siêu thị Co.opmart như thế.
"Không chỉ là vấn đề doanh số mà đưa được hàng vào siêu thị cũng là cách để kiểm chứng hàng hóa mình chất lượng, tăng độ tin cậy với người tiêu dùng",.
Đây cũng là tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khi "vượt qua" được các hàng rào kỹ thuật mà nhà bán lẻ yêu cầu. Và đến nay, ở nhiều hệ thống, hàng Việt đã xác lập được vị thế trên các kệ hàng hóa nhờ chất lượng tốt, bao bì đẹp, giá cả hợp lý.
Nhà bán lẻ tạo dựng thương hiệu từ hàng nội
Theo ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op, trong vai trò nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Saigon Co.op đã ý thức rõ cần tạo một chương trình chuyên biệt mang thương hiệu riêng để hội tụ những sản phẩm Việt Nam uy tín, đáp ứng tốt xu hướng tiêu dùng để từng bước đưa hàng Việt trở thành một niềm tự hào của sản xuất trong nước nói riêng và là niềm tự hào dân tộc nói chung.
Ông Nguyễn Anh Đức cho biết từ lúc thành lập đến nay, hệ thống đã đồng hành với rất nhiều thương hiệu, nhà sản xuất để cùng nhau phát triển, đưa những mặt hàng tốt nhất đến người tiêu dùng.
Nhiều năm qua, Saigon Co.op cũng tăng cường các chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tại Việt Nam như ưu tiên chính sách mua hàng, diện tích, vị trí trưng bày, truyền thông...
Nguồn: Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét