Bán lẻ truyền thống (chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, …) cũng đang tìm mọi cách chuyển mình để tồn tại. Dù tốc độ thay đổi chậm hơn nhưng nhiều tiệm tạp hóa, sạp chợ đã ý thức rõ sức cạnh tranh của thị trường, do đó chăm sóc khách hàng tốt hơn, linh hoạt hơn trong thanh toán, chấp nhận giao hàng xa…
Và cũng chính trong bối cảnh đó, để có được sự ưu tiên trong giỏ hàng của người tiêu dùng, nhiều nhà bán lẻ phải chật vật xoay trở để có thể tồn tại và phát triển.
Trước đây, khi các chuỗi siêu thị lớn nhỏ, các chuỗi cửa hàng bán lẻ nhanh chóng mở rộng hệ thống cửa hàng, nhiều nhận định cho rằng bán lẻ truyền thống sẽ sớm “biến mất” do những ưu điểm mới mẻ mà bán lẻ hiện đại đem lại: môi trường mua sắm sạch sẽ, nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, chủng loại hàng phong phú, thanh toán linh hoạt nhiều hình thức… Tuy nhiên, thực tế diễn ra cho thấy, dù với hình thức nào (hiện đại, truyền thống hay pha trộn cả hai) thì thị trường bán lẻ hiện nay đúng là một “cuộc chiến” mà bên nào cũng phải nỗ lực nếu muốn giữ chân khách hàng.
Thực tế trong khoảng 10 năm qua, nhiều nhà bán lẻ hiện đại đình đám cũng đã phải rút khỏi thị trường hoặc sang nhượng lại hệ thống cho doanh nghiệp khác như: E-mart (Hàn Quốc), Auchan (Pháp), Metro Cash & Carry (Đức)…
Với nhà đầu tư trong nước, thị trường cũng từng ghi nhận sự thất bại của Tập đoàn Trung Nguyên với hệ thống cửa hàng G7 và mới đây, Vingroup cũng bán lại chuỗi Vinmart cho một doanh nghiệp khác kinh doanh. Một chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng khác cũng vừa đóng cửa hàng loạt cửa hàng để tiến hành tái cơ cấu sau một thời gian phát triển mạnh mẽ theo mô hình “pha trộn” giữa truyền thống và hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét