Không thể phủ nhận các cửa hàng bán lẻ kênh GT (tạp hóa, quầy hàng, cửa hàng chuyên dụng, chợ dân sinh,..) luôn chiếm đa số tại Việt Nam với 80% tổng doanh thu của nhãn hàng. Tuy nhiên, “vị trí thượng phong” này sẽ thay dần thay đổi trong tương lai bởi tốc độ phát triển mạnh mẽ, đa dạng của chuỗi thương mại hiện đại.
Bằng cách so sánh số lượng cửa hàng bán lẻ của các brand lớn trong nước, Báo cáo “Xu hướng thị trường bán lẻ tại Việt Nam năm 2022” được thực hiện bởi Q&Me sẽ cho độc giả cái nhìn bao quát về xu hướng thương mại hiện đại trên đa dạng lĩnh vực: FMCG, Dược phẩm, Điện tử – Điện gia dụng, Thời trang, Mỹ phẩm,…
Sự thống trị của “người khổng lồ” xanh/ đỏ – Bách Hóa Xanh và Winmart+
Trong năm vừa qua, Bách Hóa Xanh và Winmart+ tiếp tục tăng trưởng tốt:
– Bách hoá Xanh: Mặc dù có thị trường chính là miền Nam, tuy nhiên số cửa hàng hiện tại của Bách hoá Xanh là 2.147 (tính đến tháng 3/2022), tăng gần gấp đôi so với năm 2020. Bách Hóa Xanh hiện là nhà bán lẻ chính, đã tiếp cận được 18% hộ gia đình nông thôn. Mức độ thâm nhập thị trường tăng cao qua các năm 2018 (3%), 2019 (7%), 2020 (18%), 2021 (21%). Số lượng khách hàng gấp 7 trong vòng 2 năm, trong đó có gần 3 triệu hộ nông thôn mới. Giá trị giỏi hàng tương đương 103k VNĐ cho mỗi chuyến đi
– Winmart+ sau khi được Masan tiếp quản từ Vingroup, đã hoàn thành tái cấu trúc và hiện tại có khoảng 2.600 cửa hàng trên toàn quốc. Số lượng siêu thị tăng nhờ WinMart mở rộng.
Chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm tăng mạnh
Chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm tăng mạnh mẽ về số lượng trong năm qua. Nổi bật nhất trong số đó là Pharmacity với số lượng cửa hàng sẽ vượt ngưỡng 1.000 trong năm 2022. Ngoài ra, tổng số cửa hàng của 3 chuỗi lớn nhất (Pharmacity, Long Châu và An Khang) đã tăng gấp đôi so với năm trước. Đây là xu hướng tăng trưởng tất yếu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam vốn ngày càng quan tâm hơn đến sức khoẻ sau đại dịch COVID-19.
Chuỗi cửa hàng điện tử – điện gia dụng chiếm ưu thế
Chuỗi điện máy Điện Máy Xanh tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ngành Điện tử – Điện gia dụng khi chiếm tới 2,038/ tổng 2, 505 cửa hàng.
Về chuỗi thiết bị CNTT, Thế Giới Di Động tiếp tục thống trị thị trường với 3,080 cửa hàng, tiếp theo là FPT Shop (760 cửa hàng) và Viettel Store (347 cửa hàng).
Chuỗi cửa hàng Mẹ và Bé “Nam tiến”
Từ năm 2021, chuỗi các cửa hàng mẹ và bé như Bibomart, Concung, Kids Plaza,… đã ngày càng phát triển. Tuy nhiên số lượng mở mới ở Hà Nội và Hồ Chí Minh khá chênh lệch. Năm 2022, chuỗi cửa hàng mẹ và bé tại Hồ Chí Minh tăng gần gấp đôi Hà Nội.
Bước sang năm Năm 2022, HCM tăng trưởng tốt trong khi các khu vực khác suy giảm đáng kể hơn dẫn đến sự sụt giảm trên toàn Việt Nam
Xu hướng bán lẻ: Phát triển của kênh bán hàng trực tuyến
COVID-19 đã thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng khi doanh số bán hàng trực tuyến thông qua website hoặc các nền tảng thương mại điện tử (Lazada, Shopee…) của các cửa hàng bán lẻ ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ở các ngành hàng công nghệ thông tin, mẹ và bé, thời trang.
Điều này cũng được thể hiện qua sự suy giảm hoặc không tăng trưởng về số lượng các cửa hàng bán lẻ nói chung trong năm vừa qua. Bảng số liệu dưới đây cung cấp các thông tin về lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử từ Quý 1 đến Quý 3/ 2021. Trong đó, ngành hàng điện tử, công nghệ thông tin chủ yếu được tìm kiếm trên nền tảng web, trong khi các ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, mẹ và bé chủ yếu được tìm kiếm trên nền tảng ứng dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét